Điều trị xơ gan với cây an xoa

Bạn có biết, hiện nay, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nằm ở top 10 thế giới là bệnh gì không? Là bệnh Xơ Gan, một trong những bệnh “âm thầm nhưng nguy hiểm” lại không mấy ai quan tâm. Nhờ vào công cuộc phát hiện cây thuốc An Xoa của người Campuchia, cây An Xoa đã trở thành vị thuốc Nam được tìm kiếm nhiều nhất được nhiều người biết đến.

Vậy, cây An Xoa có phải là một giải pháp an toàn cho điều trị bệnh xơ gan không, chúng tôi mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh xơ gan là gì?

– Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO, số lượng người bị virut viêm gan B tấn công mỗi năm trên thế giới ngày một gia tăng, có khoảng 1.45 triệu người đã tử vong

-Xơ gan là một loại bệnh mạn tính, nó thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan, dòng máu không lưu thông qua gan được dẫn đến suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

dieu-tri-xo-gan-bang-cay-an-xoa-1-Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể rơi vào “xơ gan” nhưng không biết không hay như:

  • Do viêm gan virus siêu vi B và C
  • Người uống nhiều bia rượu
  • Do môi trường sống, cách ăn uống quá nhiều chất độc hại tích tụ lâu ngày
  • Người bệnh dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc Tây, dị ứng bởi 1 số thành phần cuả thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm hoặc bị tắc đường mật
  • Do suy tim, viêm màng tim
  • Do di truyền từ cha mẹ

-Các triệu chứng xơ gan giai đoạn đầu mà chúng ta sẽ gặp sau đây nên gặp bác sĩ để thăm khám là gì:

  • Vùng bụng, các mao mạch máu hiện trên da có thể nhìn thấy được
  • Cơ thể hay mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ
  • Da hay bị nổi mẩn ngứa, dễ chảy máu cam
  • Cảm giác ăn ngon giảm dẫn đến sụt cân
  • Cơ thể hay bị buồn nôn, chân răng chảy máu
  • Hay bị đau ở vùng gan
  • Bị đỏ hoặc nổi đốm ở lòng bàn tay
  • Cơ thể bị suy nhược, vàng da

-Sau khi nhận thấy các triệu chứng, tùy theo mức độ tiến triển bệnh mà xơ gan sẽ chia thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Ở cấp độ 1 (F1) biểu hiện còn chưa rõ ràng, mờ nhạt. Chỉ xuất hiện các trạng thái ở cơ thể thông thường như sụt cân, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, mệt mỏi.

Giai đoạn 2: Cấp độ 2 (F2) xuất hiện nhiều hơn các mô sẹo, mô gan bị hư hỏng tạo thành các mô liên kết dư thừa. Lượng mô xơ tăng lên làm suy yếu chức năng gan. Độc tố tồn đọng, không được đào thải khiến các cơ quan khác cũng bị ngừng trệ, chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn. Da có biểu hiện chuyển màu vàng.

Giai đoạn 3: Ở cấp độ 3 (F3) Các mô xơ hóa dần thay thế khiến gan bị tổn thương. Hầu hết các chức năng gan gần như bị tê liệt, vô hiệu hóa, khiến cho  người bệnh mệt mỏi, suy yếu, tay chân phù nề.

Giai đoạn 4: Cấp độ 4 (F4) là giai đoạn cuối nguy hiểm nhất , diễn biến đã tệ hơn , gan mất hoàn toàn chức năng, khả năng giải độc không còn. Tất cả các phương pháp duy trì chỉ là cầm chừng, hạn chế bệnh tiến triển.

-Qua các giai đoạn trên, ta có thể thấy bệnh xơ gan nguy hiểm đến mức nào, người bệnh giờ như “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì khi nhiễm bệnh cơ thể không có biểu hiện rõ rệt bên ngoài, đến lúc các mô xơ sẹo phát triển và lan rộng khắp các tế bào gan thì xơ gan đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vì thế, cần nhanh chóng tìm ra giải pháp chữa trị nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn biến chứng của xơ gan.                               

Điều trị xơ gan bằng cây An Xoa:

-Sau rất nhiều bài thuốc được thử nghiệm nhưng không mang lại hiệu quả, các nhà Y học Đông Y cuối cùng cũng đã nghiên cứu được những hợp chất quý hiếm tồn tại trong cây An Xoa

-Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị bệnh gan ở mức độ cao và điều trị nhiều phương pháp không đem lại hiệu quả, sau khi dùng cây An Xoa đã có những dấu hiệu phục hồi chức năng gan rõ rệt. Đây có thể nói là một tin vui cho rất nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng mắc các bệnh lý về gan như hiện nay.

dieu-tri-xo-gan-bang-cay-an-xoa-Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, các nghiên cứu của nhóm Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương đã tìm thấy trong cây An Xoa có chứa những thành phần hóa học như:

  • Alcoloid là 1 hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng Nito, có tính bazo giúp kháng tế bào K, hỗ trợ ngăn chặn khối u.
  • Flavonoid có tác dụng bảo vệ, giảm thiểu tổn thương gan, chống viêm, chống oxy hóa
  • Một số chất enzyme và hoạt chất quý khác: là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, tinh bột, chất béo và vitamin giúp nuôi dưỡng cơ thể, bảo trì các tế bào đã bị hư hại, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

-Cây An Xoa đã điều trị bệnh xơ gan như thế nào:

+ Ngay cả một chút “tia hi vọng” thì cây An Xoa vẫn tái tạo, ổn định cấu trúc gan tích cực kể cả với những bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối.

+Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan, như viêm gan, xơ gan, men gan cao, xơ gan cổ trướng.

+Phòng ngừa và giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan. Giúp tăng cường chức năng gan trong cơ thể, tốt cho người mất ngủ, vàng da và gầy yếu.

-Cây An Xoa thích hợp cho những đối tượng nào:

  • Phù hợp cho những người mắc các bệnh như men gan cao, viêm gan B,C, xơ gan và cả bệnh ung thư gan.
  • Những người sử dụng rượu bia, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ dẫn tới bệnh nóng gan.
  • Người mệt mỏi, suy nhược, hay bị mất ngủ
  • Người lớn tuổi bị đau lưng, đau xương khớp, da vàng, da xanh xao
  • Người thừa cân béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên sử dụng cây an xoa.
  • Người đang bị cholesterol, gan nhiễm mỡ…

-Tuy cây An Xoa không chứa độc tố, không gây tác dụng phụ, được sử dụng hiệu quả cho nhiều đối tượng khỏi bệnh, nhưng cũng có những đối tượng không phù hợp như:

+Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi.

+Người bị suy thận, mắc các bệnh về chức năng thận

+Người bị viêm dạ dày, bị huyết áp thấp

+Người bị đi cầu phân lỏng không nên dùng cây An Xoa.

-Sau đây là bài thuốc chữa xơ gan đã được nhiều người sử dụng đơn giản, hiệu quả

  • Chuẩn bị 50g cây An Xoa đã được sao vàng hạ thổ 
  • 30g Cà Gai Leo và 20g Bán Chi Liên. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu đem sắc với 1500ml nước 
  • Nấu khoảng 30 phút rồi dùng nước để uống hàng ngày.

Hi vọng những thông tin hữu ích chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cây An Xoa trong việc điều trị bệnh xơ gan.

Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, nhất là khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó. 

Xem thêm:

Trả lời